THUẾ ĐỐI ỨNG CỦA HOA KỲ – ĐA DẠNG THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA CÁC FTA

Ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ ông Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ với 57 nền kinh tế, trong đó Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế bị áp ở mức cao nhất, lên tới 46%. Mặc dù sau đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố tạm hoãn áp dụng các mức thuế này trong vòng 90 ngày để tạo điều kiện cho đàm phán giữa Hoa Kỳ với các đối tác nhưng chính sách thuế này đã đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, gây quan ngại rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

thuế đối ứng của hoa kỳ

Thuế đối ứng của Hoa Kỳ

1. Hiểu chính xác về thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Mặc dù đã có chuyên gia, bài báo nói về thuế đối ứng của Hoa Kỳ nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác nội hàm của chính sách thuế này. Có thể tóm lược chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Trump áp dụng như sau:

Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ áp dụng mức thuế 10% cho toàn bộ các nền kinh tế, có hiệu lực từ ngày 5 tháng 4 năm 2025. Lưu ý mức thuế này được áp dụng bổ sung ngoài mức thuế Tối huệ quốc (MFN) mà Hoa Kỳ đang áp dụng. 

Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ áp dụng mức thuế đối ứng bổ sung với 57 nền kinh tế theo danh sách và mức thuế được quy định tại Phụ lục 1 của Sắc lệnh ban hành thuế đối ứng, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4 năm 2025.  Các mức thuế này được áp dụng bổ sung ngoài mức thuế MFN mà Hoa Kỳ đang áp dụng. Các nền kinh tế trong Phụ lục 1 không phải chịu mức thuế áp dụng chung 10% như đề cập ở trên. 

Thứ ba, chính sách thuế đối ứng áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, ngoại trừ các mặt hàng được nêu tại Phụ lục 2 của Sắc lệnh ban hành thuế đối ứng. 

Thứ tư, đối với các mặt hàng có xuất xứ Hoa Kỳ từ 20% trở lên, mức thuế đối ứng chỉ áp dụng đối với phần không có hàm lượng xuất xứ Hoa Kỳ. 

2. Tác động đối với Việt Nam

Việc áp dụng thuế đối ứng đã gây ra những áp lực đối với toàn bộ hệ thống xuất khẩu Việt Nam. Trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt hơn 97 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số đó, nhiều mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, linh kiện điện tử… đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và tất cả các mặt hàng này đều năm trong diện bị áp thuế. 

Tìm hiểu về thuế đối ứng của mỹ

Thuế đối ứng của Mỹ

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế và đầu tư, nếu mức thuế 46% được áp dụng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam có thể giảm 3,4%, xuất khẩu chung có thể giảm 4%, riêng xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể giảm khoảng 30%. 

Hiện nay, ngay sau khi Hoa Kỳ công bố Việt Nam phải chịu mức thuế đối ứng lên đến 46%, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ghi nhận sự sụt giảm đốn hàng từ 15-20%, chi phí logistics và lấy hàng bị đẩy cao do bị kiểm tra gấy nhiều. Một số lô hàng bị giữ tại cảng Hoa Kỳ hoặc đề nghị nhà nhập khẩu đàm phán lại giá. Về lâu dài, tình trạng này có thể khiến GDP Việt Nam giảm 0,5-0,7% mỗi năm và hàng trăm nghìn lao động trong ngành dệt may, linh kiện điện tử đối mặt với nguy cơ cắt giảm việc làm.

3. Doanh nghiệp cần làm gì?

Trong bối cảnh này, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực minh bạch về nguồn gốc hàng hóa, bao gồm việc đảm bảo có giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ (C/O), truy xuất nguồn cung trong nước thay vì phụ thuộc vào nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc bên thứ ba. Các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật quy định mới của Hoa Kỳ về ghi nhãn, khai báo hải quan, đồng thời tư vấn với các hiệp hội ngành hàng hoặc công ty xuất nhập khẩu có kinh nghiệm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, đa dạng thị trường, tập trung khai thác hiệu quả các cơ hội từ các Hệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã có, điển hình là các FTA thế hệ mới như EVFTA với EU (thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam), UKVFTA và CPTPP với Vương quốc Anh, CPTPP với Canada, Mexico. 

Đặc biệt, để tận dụng hiệu quả các FTA, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết cho từng thị trường FTA, thâm nhập thị trường EU qua EVFTA phải làm gì, hướng vào đối tượng nào, tìm kiếm thị trường ra sao, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước là gì…. Lập kế hoạch càng cụ thể càng tốt, càng hiệu quả, càng giúp doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu rõ ràng hơn cũng như yêu cầu các cơ quan quản lý có biện pháp hỗ trợ thực tế và kịp thời hơn. Bạn có thể đăng ký tư vấn xuất nhập khẩu tận dụng FTA cùng KTPC để được các chuyên gia hỗ trợ tốt nhất nhé!

Cuối cùng, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần liên kết lại với nhau, tăng cường hợp tác thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp hội, các chuỗi cung ứng và sắp tới là Hệ sinh thái tận dụng FTA mà Bộ Công Thương đang xây dựng. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực của doanh nghiệp, giúp vượt qua khó khăn trong giai đoạn thương mại toàn cầu bất ổn như hiện nay.