Hiệp Định Thương Mại Tự Do FTA

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA như thế nào?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có phương pháp tiếp cận thích hợp để tận dụng hiệu quả các FTA. Việc khai thác đúng tiềm năng từ các hiệp định này vẫn gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA như thế nào trong bài viết dưới đây và giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp nhé!

doanh nghiep viet nam tan dung fta nhu the nao
Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA như thế nào?

1. Tình hình tận dụng FTA của doanh nghiệp Việt Nam

Tính đến tháng 6 năm 2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 20 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA). Trong đó, 17 FTA đã ký kết và thực thi và 3 FTA đang đàm phán. Sự ra đời của các FTAFTA thế hệ mới là xu hướng tất yếu mà các nước, trong đó có Việt Nam nếu muốn tiếp tục phát triển bền vững. Đây cũng là cơ hội vàng để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, giảm thuế suất và tăng cường xuất khẩu, đồng thời giảm bớt rào cản thuế quan và phi thuế quan. Các FTA như CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP đã tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng và thuận lợi cho các sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Australia và các quốc gia ASEAN.

Trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã cải thiện đáng kể việc thực hiện các FTA, nhằm tối đa hóa lợi ích từ các hiệp định này cho doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, mức độ tận dụng các FTA của Việt Nam đã tăng từ 33% vào năm 2023 lên hơn 37% vào năm 2024, phản ánh sự tiến bộ trong việc thực thi các hiệp định thương mại tự do. Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), năm 2024, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 1,8 triệu bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi với trị giá hơn 100 tỷ USD cho hàng hóa xuất khẩu, tăng 18% về số lượng C/O, tăng 28% về trị giá so với năm 2023, chiếm 28% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ký FTA.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tận dụng được lợi thế từ ưu đãi ký kết các Hiệp định FTA,  như cà phê. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1/2025, xuất khẩu cà phê chỉ đạt 140.000 tấn, giảm mạnh 41,1% so với tháng cùng kỳ năm ngoái, song giá trị thu về tăng lên 763 triệu USD, tăng 5% do giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1 tăng 78,5% so với cùng kỳ năm 2024. Hay hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu vào hơn 100 thị trường trên toàn cầu. Ngoài các khách hàng truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc; khối CPTPP gồm các nước như: Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand… và các nước ASEAN, sản phẩm dệt may Việt Nam cũng đã tiến vào các thị trường mới như: Châu Phi, Trung Đông…

cac chu doanh nghiep tan dung hiep dinh thuong mai tu do nhu the naoNhiều doanh nghiệp dệt may đã tận dụng FTA để xuất khẩu hàng hóa và tối đa hóa lợi ích

Đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam có ký kết Hiệp định FTA, thị trường Canada được đánh giá là đầy tiềm năng, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua Hiệp định CPTPP và là cửa ngõ tiếp cận thị trường Bắc Mỹ. Các sản phẩm như: Điện thoại, điện tử, điện máy, kim loại cơ bản, thủy sản, rau củ, quả, gạo, chè, cà phê… được đánh giá có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Canada với thuế suất xuất khẩu đang được hưởng lợi 0%.

Cũng thông qua CPTPP, năm 2024, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng đầu Mexico đã tìm đến Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, trong đó các các mặt hàng quần áo, giày dép, đồ nhựa và đồ gỗ là thế mạnh của Việt Nam. Năm 2025, triển vọng hợp tác Việt Nam và Mexico rất lớn do nhiều nét tương đồng và ngành hàng mang tính bổ sung cho nhau.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt khó khăn trong quá trình thực thi các FTA. Một trong số đó là thiếu nguồn lực, thiếu nguồn thông tin về hoạt động hỗ trợ. Mặc dù các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực vẫn được triển khai tại các địa phương nhưng phần lớn các hoạt động này chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ chính sách phát triển chung của địa phương, không phải dành riêng cho việc thực thi FTA cụ thể. Điều này dẫn đến hoạt động hỗ trợ mang tính dàn trải, chưa có điều kiện tập trung vào các lĩnh vực hoặc ngành hàng có thế mạnh của tỉnh và có cơ hội tiếp cận từ thị trường các FTA. Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại, cập nhật thông tin cũng như kết nối thương mại tại các thị trường EVFTA, CPTPP và UKVFTA dù được đẩy mạnh nhưng cũng chưa đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp.

2. Những vấn đề doanh nghiệp quan tâm khi tận dụng FTA

Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu về các cam kết và cách thức áp dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) của doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tăng. Theo khảo sát của Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) năm 2024, có đến 72,3% các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp tham gia cho biết họ muốn được đào tạo về cách tận dụng FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Các lĩnh vực mà doanh nghiệp mong muốn được đào tạo nhiều nhất gồm: (1) Thông tin về thị trường xuất khẩu; (2) Các cam kết và quy định trong lĩnh vực hàng hóa (thuế, TBT, SPS); (3) Chính sách và quy định của Việt Nam về kinh tế, thương mại, bao gồm các chính sách thực thi FTA; (4) Chính sách hỗ trợ của Chính phủ để tận dụng FTA; (5) Các cam kết và quy định về Quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin chi tiết về các thị trường xuất khẩu mà họ hướng tới để xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển. Những thông tin quan trọng bao gồm nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, các yêu cầu về chất lượng và các rào cản thương mại tại các quốc gia đối tác. Việc hiểu rõ về nhu cầu và đặc điểm của từng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm phù hợp, cải thiện chiến lược marketing, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội xuất khẩu.

Thứ hai, để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Úc, Hoa Kỳ và EU, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ và đáp ứng các rào cản về kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực khắt khe, cũng như các quy định khác về nhập khẩu như: chính sách thuế và thuế suất; quyền sở hữu trí tuệ; thương hiệu; tập quán kinh doanh,…

Thứ ba, doanh nghiệp cần hiểu rõ các chính sách và quy định trong nước về kinh tế, thương mại, đặc biệt là các chính sách liên quan đến việc thực thi các FTA. Các quy định này có thể bao gồm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu, các quy định về kiểm soát chất lượng, quy trình hải quan, cũng như các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cần hiểu về các quy trình cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đảm bảo sản phẩm có thể được hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA.

Thứ tư, để tận dụng được những lợi thế mà các FTA mang lại, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật những thông tin mới, hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp cận và tận dụng FTA một cách triệt để. Doanh nghiệp cũng nên bám sát thông tin, hướng dẫn từ các cơ quan chức năng để chủ động đáp ứng các thay đổi thương mại của quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của các thị trường quốc tế và đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ các FTA.

Thứ năm, quy tắc xuất xứ là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ FTA. Doanh nghiệp cũng rất quan tâm về các quy tắc xuất xứ, chẳng hạn như tỷ lệ hàm lượng nguyên liệu trong sản phẩm để xác định xem sản phẩm có đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế hay không. Ngoài ra, các quy định về hải quan và thuận lợi hóa thương mại cũng rất quan trọng, vì chúng giúp đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu, giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển. Việc hiểu rõ các quy định này giúp doanh nghiệp đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi và giảm thiểu các rủi ro. Phân tích kỹ hơn về năng lực đáp ứng của doanh nghiệp, nhiều đơn vị vẫn còn tỏ ra lúng túng khi xử lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thậm chí còn thiếu kiến thức và năng lực thay đổi sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu đưa ra từ phía khách hàng. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu thông tin và được đào tạo về nội dung này của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang rất lớn.

viet nam tan dung fta nhu the nao
Quy tắc xuất xứ – “Bài toán” cần giải của nhiều doanh nghiệp Việt Nam

3. Tư vấn tận dụng FTA với KTPC

Kể từ khi Việt Nam tích cực tham gia vào các FTA, nền kinh tế đã ghi nhận những bước tiến vượt bậc, mở ra cánh cửa giao thương rộng lớn với nhiều thị trường tiềm năng trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng tối đa những lợi ích mà các FTA mang lại.

Một trong những rào cản lớn nhất là sự thiếu hụt thông tin và kiến thức chuyên sâu về các cam kết, quy định phức tạp của từng FTA. Việc hiểu rõ các điều khoản về thuế quan, quy tắc xuất xứ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, và các biện pháp phi thuế quan đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể, điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đáp ứng.

Bên cạnh đó, quy trình áp dụng quy tắc xuất xứ, vốn là yếu tố then chốt để hưởng ưu đãi thuế quan, thường gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp phải đối mặt với các yêu cầu khắt khe về hồ sơ, chứng từ, và quy trình xác minh, dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phí.

Ngoài ra, các thủ tục hành chính phức tạp, thiếu minh bạch, và sự phối hợp chưa hiệu quả giữa các cơ quan chức năng cũng là những trở ngại lớn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Tận dụng Hiệp định thương mại tự do KTP (KTPC), với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thương mại quốc tế và các FTA, sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những khó khăn này. KTPC cung cấp các dịch vụ tư vấn tận dụng FTA, từ việc đào tạo về các cam kết thuế quan, quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng đến việc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xuất khẩu hiệu quả. Qua dịch vụ tư vấn và đào tạo của KTPC, doanh nghiệp hoàn toàn có thể: (1) Tối đa hóa lợi ích từ các FTA: Giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi về thuế quan, mở rộng thị trường xuất khẩu, và tăng trưởng doanh thu; (2) Nâng cao năng lực cạnh tranh: Giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu; (3) Giảm thiểu rủi ro và chi phí: Giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý, giảm thiểu chi phí phát sinh từ các thủ tục hành chính phức tạp, và tăng cường hiệu quả hoạt động; (4) Mở rộng cơ hội xuất khẩu: Giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường lớn và tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh, và tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tâm của KTPC, doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin bước vào sân chơi toàn cầu, tận dụng tối đa những cơ hội mà các FTA mang lại, và gặt hái thành công trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.